Mùng 10 tháng Sáu tới, Sao Mộc sẽ tới gần Trái Đất đến nỗi bạn có thể ngắm nó mà không cần kính viễn vọng

    Dink,  

    Hành tinh to lớn nhất Hệ Mặt Trời sẽ nằm thẳng hàng với Trái Đất và Mặt Trời. Theo nhiều loại phim giả tưởng, đây cũng là thời điểm tuyệt vời để tu luyện pháp thuật, đừng bỏ lỡ!

    Sao Mộc là hành tinh lớn nhất Hệ Mặt Trời và thường xuyên xuất hiện trên bầu trời, đây cũng là lý do cộng đồng yêu thích thiên văn thường để mắt quan sát nó. Nhưng tin vui cho các bạn chưa có dịp diện kiến Sao Mộc: hành tinh khổng lồ sẽ tới rất gần Trái Đất, đủ để bạn có thể thấy được các mặt trăng bay quanh Sao Mộc mà không cần tới kính viễn vọng.

    Theo tính toán của NASA, thời điểm bạn có thể cầm cặp ống nhòm đi “săn” Sao Mộc rơi vào mùng 10 tháng Sáu.

    Mùng 10 tháng Sáu tới, Sao Mộc sẽ tới gần Trái Đất đến nỗi bạn có thể ngắm nó mà không cần kính viễn vọng - Ảnh 1.

    Hành tinh lớn nhất Hệ Mặt Trời quả thực là một viên ngọc quý trong mắt ta, nhưng còn tuyệt vời hơn khi bạn có thể sử dụng ống nhòm hay kính viễn vọng loại nhỏ để chiêm ngưỡng nó, bạn có thể thấy bốn mặt trăng lớn nhất của nó, và thậm chí có thể thấy dấu vết các đám mây bụi bay quanh hành tinh này”, NASA giải thích.

    Cũng theo lời cơ quan vũ trụ Mỹ, Sao Mộc sẽ thường xuyên xuất hiện trong tháng Sáu này, nhưng sẽ chỉ có một đêm nó đạt được điểm gần Trái Đất nhất.

    Mùng 10 tháng Sáu tới, Sao Mộc sẽ tới gần Trái Đất đến nỗi bạn có thể ngắm nó mà không cần kính viễn vọng - Ảnh 2.

    Mặt Trăng của chúng ta và bốn mặt trăng của Sao Mộc, được u/umn2o2co2 chụp và đăng tải trên Reddit.

    Đây là sự kiện diễn ra hàng năm, khi Sao Mộc, Trái Đất và Mặt Trời nằm thẳng hàng, với Trái Đất nằm giữa. Đây là khoảng thời gian tuyệt vời nhất để ngắm Sao Mộc, khi mà hành tinh khổng lồ hiện hữu trên bầu trời suốt đêm”.

    Theo EarthSky, Sao Mộc sẽ lượn lờ trên trời cả ngày, nên bất cứ lúc nào ngước lên là bạn đều có cơ hội ngắm nhìn nó. Thoải mái hơn hẳn lịch trình ngắm Nhật và Nguyệt thực!

    Bạn nhớ nhé, suốt ngày 10 tháng Sáu, Sao Mộc sẽ ở gần Trái Đất nhất!

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày