TPO - Hôm nay (ngày 21/1), Tổng thống Mỹ Donald Trump ký một sắc lệnh hành pháp rút nước này khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Quyết định này có khả năng gây ra những hậu quả sâu rộng đối với hoạt động của WHO cũng như sức khỏe cộng đồng toàn cầu, làm suy yếu nỗ lực ứng phó các tình huống khẩn cấp về y tế, làm giảm hợp tác y tế quốc tế…
- WHO chính thức lên tiếng về tình hình bùng phát virus MHPV ở Trung Quốc
- Bùng phát dịch bệnh bí ẩn ở Châu Phi, đã có 143 người tử vong, WHO đang điều tra khẩn cấp
- WHO tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp toàn cầu: Đây là những gì bạn cần biết
- Trưởng đại diện WHO ở Việt Nam: Có tháng, người Hà Nội chỉ được hít thở không khí chất lượng trung bình đúng 1 ngày
- Sau 130 năm, WHO chính thức đưa bột talc trong phấn rôm trẻ em vào Nhóm 2A chất có thể gây ung thư cho con người
Nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế lo ngại việc Mỹ rút khỏi WHO sẽ làm suy yếu các nỗ lực chống dịch bệnh toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
Quyết định của Tổng thống Trump phản ánh sự hoài nghi kéo dài của chính quyền ông đối với các tổ chức quốc tế, trong đó có WHO. Quyết định này giống với các hành động đã được thực hiện trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông, ngụ ý WHO quản lý yếu kém và Mỹ có thể quản lý ngân quỹ y tế một cách hiệu quả hơn.
Ông Trump đã chỉ trích WHO vì cách tổ chức này xử lý các cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu, đặc biệt là trong đại dịch COVID-19. Ông cho rằng WHO đã quản lý kém và chịu ảnh hưởng quá lớn từ một số quốc gia thành viên.
Dưới góc độ tài chính, Mỹ là quốc gia đóng góp lớn nhất vào ngân sách của WHO. Chính quyền Trump cho rằng khoản đóng góp này không cân xứng và các quỹ này có thể được sử dụng hiệu quả hơn trong nước hoặc thông qua các sáng kiến y tế song phương.
Bốn tác động tiêu cực
Quyết định rút Mỹ khỏi WHO gây ra bốn tác động tiêu cực chính, gồm thiếu hụt tài chính, gián đoạn chương trình, khoảng trống lãnh đạo trong lĩnh vực y tế toàn cầu, và ảnh hưởng an ninh y tế của Mỹ.
Mỹ đóng góp khoảng 20% tổng ngân sách của WHO và lên tới 50% ngân sách dành cho các trường hợp khẩn cấp y tế. Việc rút khỏi WHO sẽ tạo ra một lỗ hổng tài chính lớn, có thể cản trở khả năng phản ứng trước các tình huống khẩn cấp và duy trì các chương trình y tế hiện có của tổ chức này.
Việc giảm nguồn tài trợ có thể buộc WHO phải thu hẹp hoặc ngừng các sáng kiến quan trọng như giám sát dịch bệnh, chiến dịch tiêm chủng và ứng phó khẩn cấp, ảnh hưởng xấu đến kết quả y tế toàn cầu.
Mỹ đã đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các chính sách y tế toàn cầu. Việc rút khỏi WHO có thể làm giảm vai trò lãnh đạo của Mỹ tại các diễn đàn y tế quốc tế, mở đường cho các quốc gia khác với các chương trình nghị sự y tế khác nhau gia tăng ảnh hưởng.
Việc rời bỏ WHO có thể khiến Mỹ mất quyền tiếp cận dữ liệu y tế toàn cầu quan trọng và cảnh báo sớm về các mối đe dọa y tế mới nổi, từ đó làm suy giảm an ninh y tế quốc gia.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cá chép thả từ độ cao 20 mét xuống nước có còn sống được không?
Tại sao các nhà vật lý lại nói nhảy từ một độ cao cực lớn xuống nước cũng giống như đập vào bê tông?
Lời thú nhận động trời của tỷ phú Elon Musk khiến cộng đồng game thủ dậy sóng