Người dùng Việt thử đặt đồ trên Temu tá hỏa: Đóng gói quá sơ sài, nhận hàng mới biết mua "hớ"

    PH - WeBuy,  

    Đóng gói hộp đựng đồ chơi bằng nhựa nhưng lại chỉ là 2 chiếc túi nilon mỏng dính, chưa kể mua rồi mới biết bị "hớ" vì đắt hơn sàn khác. Đây là trải nghiệm của 1 người dùng Việt vừa thử đặt hàng qua Temu.

    Temu là một nền tảng thương mại điện tử quốc tế vừa ra mắt tại Việt Nam, thu hút sự chú ý của không ít người tiêu dùng, đặc biệt là nhờ vào các chương trình giảm giá lớn và đa dạng sản phẩm. Tuy nhiên, nền tảng này cũng đã nhận về khá nhiều phản hồi trái chiều từ người dùng Việt. Một số phàn nàn về chất lượng sản phẩm, dịch vụ giao hàng, và chính sách chăm sóc khách hàng còn chưa tốt. Dẫu vậy, nhiều người vẫn tò mò muốn thử trải nghiệm xem sao, ví dụ như anh H. dưới đây.

    Người dùng Việt thử đặt đồ trên Temu tá hỏa: Đóng gói quá sơ sài, nhận hàng mới biết mua "hớ"- Ảnh 1.

    Bài đăng trải nghiệm mua hàng từ Temu của người dùng Facebook.

    Quá trình mua hàng của anh H.

    Với niềm đam mê mô hình xếp hình, đặc biệt là các nhân vật và phương tiện từ thế giới Warcraft, anh H. đã đặt mua hai bộ xếp hình qua Temu để "mục sở thị" chất lượng của ứng dụng này. Tuy nhiên, trải nghiệm của anh không hoàn toàn suôn sẻ:

    Đóng gói và chất lượng sản phẩm: Điểm cần cải thiện

    Một trong những điểm khiến anh H. thất vọng nhất là khâu đóng gói của Temu: "Đóng gói đúng tệ, có mỗi 2 cái túi không, dù là đồ nhựa đồ chơi. Thế này mà ship cái khác thì gãy không?", anh H. chia sẻ trong bài đăng Facebook.

    Người dùng Việt thử đặt đồ trên Temu tá hỏa: Đóng gói quá sơ sài, nhận hàng mới biết mua "hớ"- Ảnh 2.
    Người dùng Việt thử đặt đồ trên Temu tá hỏa: Đóng gói quá sơ sài, nhận hàng mới biết mua "hớ"- Ảnh 3.

    Dù sản phẩm được đựng trong hộp giấy nhưng không bọc chống sốc hay lớp bảo vệ nào, chỉ là chiếc túi nilon mỏng dính.

    Mặc dù sản phẩm là đồ chơi bằng nhựa với hộp giấy bên ngoài nhưng Temu lại chỉ đóng gói qua loa bằng túi nilon mà không có thêm lớp bảo vệ. Dù cả 2 gói gàng của a H. đều còn nguyên vẹn nhưng anh vẫn băn khoăn về độ bền nếu đặt những món hàng khác dễ vỡ hoặc yêu cầu đóng gói cẩn thận hơn.

    Người dùng Việt thử đặt đồ trên Temu tá hỏa: Đóng gói quá sơ sài, nhận hàng mới biết mua "hớ"- Ảnh 4.

    Gói hàng được đóng vô cùng sơ sài - 1 điểm trừ lớn dù so với quy chuẩn nào đi nữa.

    Giá cả và tính độc quyền

    Anh H. cũng nhận ra một vấn đề thường gặp với Temu: Giá cả không phải lúc nào cũng rẻ hơn so với các nền tảng khác. Cụ thể, mô hình khủng long mà anh mua hóa ra có giá rẻ hơn nếu mua trên sàn Shopee. Ngay dưới comment, bạn a H. cũng chia sẻ ảnh chụp màn hình món hàng với mức giá giảm hấp dẫn hơn nữa vì đang là ngày sale cuối tháng trên các sàn TMĐT Việt Nam. Điều này cho thấy rằng, dù Temu quảng cáo là có giá tốt, nhưng người tiêu dùng vẫn nên cân nhắc và so sánh giá thật kĩ giữa các sàn trước khi quyết định mua.

    Người dùng Việt thử đặt đồ trên Temu tá hỏa: Đóng gói quá sơ sài, nhận hàng mới biết mua "hớ"- Ảnh 5.

    Nhận hàng rồi mới biết, hóa ra sàn Shopee cũng có, đến ngày sale còn giảm giá mạnh hơn Temu nữa.

    Bên cạnh đó, một điểm cộng trong trải nghiệm của anh H. là mẫu khí cầu WarCraft: "Khinh khí cầu WarCraft thì tạm ok, vì Trung Quốc không quan tâm bản quyền nên mới mua được, chứ bình thường sẽ rất khó tìm, các shop không bán hoặc không có".

    Với những sản phẩm mang tính độc quyền hoặc hàng không chính thức, Temu có thể là một lựa chọn đáng cân nhắc cho người tiêu dùng. Một số mô hình như Battlecruiser từ Warcraft mà anh H. đánh giá là rất khó có thể tìm thấy ở các shop truyền thống do vấn đề bản quyền thì anh lại tìm được trên Temu.

    Chất lượng mô hình: Ổn nhưng cần cân nhắc

    "Chất lượng mô hình thì tạm ổn, gần đây Trung Quốc làm đồ chơi copy nó ở tầm khác rồi." - Anh H. thừa nhận rằng chất lượng mô hình từ Trung Quốc đã được cải thiện đáng kể, nhưng với giá cả và trải nghiệm tổng thể, Temu vẫn chưa hoàn toàn thuyết phục anh.

    Người dùng Việt thử đặt đồ trên Temu tá hỏa: Đóng gói quá sơ sài, nhận hàng mới biết mua "hớ"- Ảnh 6.

    Anh H. cuối cùng vẫn khen chất lượng mô hình tạm ổn, vì dù sao đây cũng là hàng "dupe" chứ không phải chính hãng thật.

    Ở cuối bài đăng, anh H. đưa ra nhận xét cá nhân: "Tóm lại hiện thời thấy Shopee vẫn hơn… Nhưng Temu chỉ là khởi đầu thôi, vẫn còn Taobao và 1688 theo sau nữa, lúc đó mới căng…"

    Temu có thể là "tân binh" tại Việt Nam, nhưng những vấn đề về giá cả, dịch vụ đóng gói và chất lượng sản phẩm khiến một số người dùng như anh H. vẫn cảm thấy Shopee và các sàn TMĐT lâu năm khác là lựa chọn phù hợp hơn.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày