Căn bệnh này còn nguy hiểm hơn cả Ebola khi mầm bệnh nhỏ hơn virus 100 lần và người bệnh sẽ chết sau những tiếng cười.
Có thể nói rằng trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, có một điều được cho là bất biến, đó là ở nơi đâu có bóng dáng của con người, ở đó sẽ có dấu vết của những căn bệnh truyền nhiễm.
Ngay cả khi con người đã có sẵn những biện pháp phòng tránh được mã hóa từ trong gen, nhưng chúng ta vẫn không thể thoát khỏi những dịch bệnh quái ác như bệnh dịch hạch, bệnh đậu mùa và bệnh giang mai...Mãi đến khi y học hiện đại phát triển, tình hình mới được cải thiện.
Nhưng khi chúng ta nghĩ rằng những viên thuốc được điều chế ra đã đủ mạnh để cứu nhân loại ra khỏi vũng lầy của những bệnh dịch thì không, vẫn liên tục có những dịch bệnh mới được phát hiện và thách thức khả năng của nhân loại.
Bệnh nhân nhiễm Ebola.
Một ví dụ điển hình là sự bùng phát nghiêm trọng nhất của Bệnh virus Ebola tại Châu Phi vào năm 2014. Virus Ebola có thể gây sốt xuất huyết nghiêm trọng và các triệu chứng của bệnh nhân bao gồm sốt, buồn nôn và tiêu chảy.
Căn bệnh này cũng rất dễ bị chẩn đoán nhầm là cúm thông thường ở những giai đoạn đầu tiên - thời điểm thường bị bỏ lỡ việc điều trị. Chỉ trong vài ngày, các bệnh nhân bắt đầu bị đau toàn thân, đồng thời, các cơ quan khác nhau trong cơ thể bắt đầu biến dạng, hoại tử và từ từ phân hủy.
Các mảnh vụn của nội tạng đã được bệnh nhân nôn ra cùng với máu, do đó một số người mô tả rằng Ebola đang dần khiến cho con người tan chảy trước mặt bạn. Virus Ebola loại Zaire có tỷ lệ tử vong gần 90% và gần như không thể chữa được.
Virus Ebola loại Zaire.
Tuy nhiên, có một dịch bệnh khác còn nguy hiểm hơn cả Virus Ebola, nó thậm chí không thể được coi là một sinh vật gây bệnh như vi khuẩn hay virus khi không có DNA hay ARN, thay vào đó, chúng chỉ là một protein có sự bất thường về cấu trúc.
Những người bị nhiễm bởi nó sẽ không có những triệu chứng kinh khủng như Ebola, họ chỉ xuất hiện một vài cơn run rẩy vô thức rồi mất dần khả năng vận đông, cười điên cuồng không có lý do.
Trong vòng một năm, nó sẽ khiến cho những nạn nhân bất tỉnh và cuối cùng là cái chết và không hề có bất cứ ngoại lệ nào.
Bất cứ ai bị nhiễm sẽ có tỷ lệ tử vong 100% và thậm chí trước đó nhân loại còn nghi ngờ rằng đó là một căn bệnh di truyền vì không thể phát hiện được mầm bệnh hay virus.
Những câu chuyện được bắt đầu từ thế kỷ trước, tại Papua, New Guinea ở Châu Đại Dương có một bộ lạc bản địa rất nguyên thủy tự gọi mình là Fore. Họ có một cuộc sống hài hòa và hạnh phúc ở đây nhiều thế hệ trong hàng ngàn năm.
Bộ lạc Fore.
Nhưng vào những năm 1950, một căn bệnh không thể giải thích được đột nhiên xuất hiện, nhiều người trong bộ lạc bắt đầu cảm thấy đau đầu, đau khớp và run rẩy một cách vô thức.
Vì triệu chứng đó, họ gọi căn bệnh bí ẩn này là "Kuru", có nghĩa là run rẩy.
Dần dần, những người mắc bệnh Kuru sẽ mất phần lớn khả năng vận động ngoại trừ việc run rẩy cho đến khi họ không còn có thể đi lại được nữa, đồng thời những người nhiễm bệnh sẽ trở nên thờ ơ hoặc cáu kỉnh và dần dần mất đi những ký ức của bản thân.
Trẻ em bị bệnh.
Khi tình trạng trở nên nghiêm trọng, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện nhưng cơn co thắt cơ bắp mạnh mà không hề có dấu hiệu báo trước. Trong vòng chưa đầy nửa năm, những người phải chịu đựng căn bệnh Kuru bí ẩn về cơ bản đã mất hết ký ức.
Lâu dần, mọi thực phẩm ăn vào đều khiến bệnh nhân buồn nôn và cáu gắt, họ thường xuyên nghiến răng, lẩm bẩm cười nói một mình.
Bệnh nhân trở nên mất bình tĩnh, cắn xé, tấn công người chăm sóc, luôn khó chịu với các âm thanh hay tiếng nói của người thân. Và giai đoạn cuối cùng, các nạn nhân sẽ nằm mê man, các vết loét có mủ và hoại tử, cười không ngừng sau đó tử vong ít giờ sau đó.
Ban đầu, người ta cho rằng Kuru là một bệnh di truyền, tuy nhiên, một nhà khoa học người Hungary tên Gadushek lại có quan điểm hoàn toàn khác, ông tin rằng Kuru là một bệnh truyền nhiễm.
Để chứng minh quan điểm của mình, vào giữa những năm 1950, ông kiên quyết đến khu rừng nguyên sinh Papua tại New Guinea để điều tra về căn bệnh Kuru.
Gadusek (trái).
Gedushek ban đầu nghi ngờ rằng nguyên nhân gây ra Kuru là do vi khuẩn. Tuy nhiên, sau một vòng điều tra và thí nghiệm, không có vi sinh vật bất thường nào được tìm thấy ở những bệnh nhân mắc Kuru này.
Ông đã suy nghĩ hết lần này đến lần khác và đột nhiên cảm thấy rằng căn bệnh này có thể được gây ra bởi một số chất độc hại. Gedushek đã điều tra thực phẩm hàng ngày, nước uống và môi trường đất của bộ tộc Fore. Tuy nhiên, vẫn không có phát hiện gì.
Gedushek vẫn không chịu chấp nhận sự thất bại và quyết định chung sống với những người thổ dân này trong thời gian dài và nghiên cứu cuộc sống của họ để tìm kiếm được câu trả lời.
Cho tới một ngày, một người cao tuổi rất được kính trọng trong bộ lạc đã chết vì Kuru. Để tưởng nhớ người này, bộ lạc đã sẵn sàng tổ chức một buổi lễ tang long trọng và Gedushek đã bày tỏ sự quan tâm, hy vọng tham gia vào buổi lễ đó.
Ông đã được những người thổ dân chấp thuận. Đêm đó, người thân và bạn bè của người quá cố trong bộ lạc đã tụ tập cùng nhau và dường như đang làm một điều gì đó rất bí mật.
Gedushek bước về phía trước và thấy rằng bộ lạc đang cắt và chia thịt và não của người chết cho những người trong bộ lạc, trong đó có cả phần của ông.
Gedushek đã mang tất cả phần của mình được chia về phòng thí nghiệm và tiến hàng kiểm tra, phân tích mẫu não của người quá cố.
Sau đó ông tiêm những hạt protein chiết xuất từ não vào cơ thể của hai con tinh tinh, sau một thời gian, những con tinh tinh thực sự có triệu chứng của Kuru.
Điều này đã dẫn đến một kết luận, mầm bệnh được lưu giữ ngay tại não của các nạn nhân. Nhưng khi dùng kính hiển vi để quan sát mẫu não lại không thể phát hiện ra mầm bệnh nào, và có thể căn bệnh này do một loại virus vượt quá khả năng nhận thức của con người tại thời điểm đó gây ra.
Prion.
Mãi tới khi y học phát triển hơn, năm 1982, nhà hóa sinh người Mỹ Prusiner đã phát hiện ra một chất có tên prion nhưng không hề biết cách định nghĩa nó bởi đây là một phát hiện hoàn toàn mới.
Mặc dù nó thường được gọi là virus, nhưng nó hoàn toàn khác với virus thật, nhỏ hơn virus 100 lần và từ có thể phản ánh tốt nhất về bản chất của của nó là protein.
Chất nhỏ bé này thể hiện sức đề kháng đáng kinh ngạc, và nó không thể bị phá hủy bởi bức xạ cực tím, bức xạ ion hóa, nhiệt độ cao và các thuốc thử sinh hóa khác nhau. Ngay cả axit dạ dày và protease trong cơ thể con người cũng không thể phá hủy cấu trúc của nó.
Bệnh Kuru có liên quan đến sự tích tụ của một glycoprotein bất thường được gọi là protein prion (PrP) trong não. PrP xảy ra tự nhiên, đặc biệt trong hệ thống thần kinh.
Chức năng của PrP trong y học chưa được hiểu đầy đủ, tuy nhiên PrP được biết đóng vai trò trong một số bệnh bao gồm cả bệnh Alzheimer.
Mầm bệnh prion khác biệt ở chỗ chúng chỉ có một loại protein đột biến không bị cơ thể con người hấp thụ, thậm chí còn nhân bản rất nhanh khiến người bệnh mất trí, điên dại.
Nhưng chính khi phát hiện ra mầm bệnh này, bí mật về cách lây truyền căn bệnh bí ẩn này được vén màn khám phá khiến ai nấy cũng đều kinh hãi.
Sự xâm nhập của prion vào cơ thể con người có thể qua mắt được sự phát hiện của hệ thống miễn dịch. Điều này cũng khiến cho việc chẩn đoán những căn bệnh do prion gây gặp rất nhiều khó khăn, thường là cho đến khi bệnh nhân chết.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng