Phía sau chiến lược mới của Grab: Không thể giữ chân người dùng chỉ bằng khuyến mãi, giá hợp lý mới là quan trọng
“Bất kỳ nền tảng công nghệ nào cũng có thể đưa ra mức giá dịch vụ thật rẻ để thu hút người dùng. Nhưng cuối cùng, nếu nền tảng không mang lại hiệu quả hoạt động tốt hơn và thu nhập cao hơn cho tài xế, thì tài xế sẽ không ở lại” - ông Alejandro Osorio, CEO Grab Việt Nam nhấn mạnh khi trao đổi với truyền thông mới đây.
- Grab - Hệ sinh thái tiêu dùng “tất cả trong một”, đột phá với loạt giải pháp đổi mới sáng tạo
- Cựu CEO Grab Việt Nam khởi nghiệp: Chế tạo robot giao hàng tự lái đầu tiên Made in Vietnam
- 'Xe ôm điện' của ông Phạm Nhật Vượng khai phá phân khúc mới: Tiềm năng ra sao, Grab, Be và Gojek liệu có tham gia?
- 'Xe ôm điện' SM Bike ra mắt ngay tháng 8 tới - Có đủ sức khuấy đảo làng gọi công nghệ tỷ USD cùng Grab, Be?
- Cựu Giám đốc Grab Việt Nam kể chuyện AI ‘cướp’ việc làm của con người: ‘Trước 1 clip cần 4 người hỗ trợ làm trong 1 tháng, giờ tôi làm một mình chỉ trong 3 ngày’
Then chốt để mở khóa việc sử dụng Grab
Thích nghi với bối cảnh kinh tế khó khăn và việc thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng, từ đầu năm đến nay, Grab đã có những thay đổi lớn về chiến lược giá.
Ông Alejandro Osorio, CEO Grab Việt Nam nói: “ Chúng tôi nghĩ rằng đó là cách tốt nhất để duy trì sự phù hợp với người tiêu dùng. Trong bối cảnh khó khăn, họ vẫn chi tiêu, nhưng họ cân nhắc kỹ hơn về cách chi tiêu”.
Cụ thể, mới đây, nền tảng này đã giới thiệu tính năng mới, giúp người dùng Grab tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng khi đặt đơn hàng GrabFood có thể lựa chọn hình thức giao hàng phù hợp với nhu cầu. Với lựa chọn giao hàng nhanh, đơn hàng sẽ được xử lý nhanh chóng để sớm đến tay người dùng, trong khi ở lựa chọn giao hàng ưu tiên, đơn hàng sẽ được ưu tiên xử lý để người dùng có thể nhận được đồ ăn nhanh nhất có thể. Và lựa chọn giao hàng tiết kiệm sẽ giúp người dùng giảm chi phí, nếu họ sẵn sàng chờ đợi.
Không chỉ với GrabFood, trước đó, người dùng dịch vụ gọi xe của Grab tại Việt Nam cũng đã được hưởng mức giá rẻ hơn so với trước vào một số khung giờ nhất định trong ngày, khi nền tảng này giới thiệu dịch vụ GrabBike Economy và GrabCar Economy.
CEO Grab Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh trong buổi trao đổi với truyền thông mới đây: “Con đường phía trước vẫn còn khá dài. Chúng tôi nghĩ rằng hiện tại, với bối cảnh kinh tế đang phát triển và những thách thức đặt ra, điều quan trọng hơn đối với chúng tôi là tập trung mang đến những dịch vụ có mức giá tiết kiệm, phù hợp với khả năng tài chính của nhiều tập người dùng khác nhau”.
Chiến lược giá này được cho biết nhằm mục tiêu mở rộng hoạt động của Grab, đến cả những người dùng mới ở Hà Nội và TP. HCM và đặc biệt là đến các tỉnh thành mới.
Grab đã ở thị trường Việt Nam 9 năm, đủ lâu để biết rằng không thể thu hút, hay níu chân người dùng chỉ bằng khuyến mãi, mà sự phù hợp về mặt giá cả về lâu dài mới là quan trọng. Yếu tố giá ở còn quan trọng hơn nhiều đối với người dùng ở các tỉnh thành khác, ngoài Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
“Chiến lược này cũng là then chốt để mở khóa việc sử dụng Grab ở các tỉnh thành khác về lâu dài. Việc mở rộng ra bên ngoài hai thành phố trọng điểm là điều bắt buộc đối với chúng tôi” - đại diện Grab Việt Nam khẳng định.
Điểm cân bằng giữa tài xế và người dùng
Mặt khác, CEO này cũng tự tin rằng, chiến lược “affordability” (giá phải chăng) mà Grab Việt Nam đang thực hiện mang lại nhiều lựa chọn hơn về các loại dịch vụ khác nhau đáp ứng nhu cầu của những người dùng khác nhau.
“Chúng tôi cung cấp nhiều tùy chọn dễ tiếp cận hơn cho đa dạng người dùng, từ những người giàu có đang tìm kiếm dịch vụ cao cấp cho đến cả sinh viên những người có nỗi lo chi tiêu lớn hơn - những người mà sự tiện lợi vẫn là một thứ hơi xa xỉ. Tôi nghĩ rằng các khoản đầu tư mà chúng tôi đã đầu tư vào hoạt động kinh doanh của mình trong nhiều năm qua sẽ tạo ra hiệu quả mạng lưới” - lãnh đạo Grab Việt Nam nói.
Vị này cho rằng, cách tốt nhất để đưa ra mức giá phải chăng là có công nghệ phù hợp để giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của tài xế trên nền tảng, tối đa hóa từng phút hoạt động đối tác tài xế trên nền tảng Grab và từ đó tăng thu nhập.
“Nói một cách khái quát hơn, tôi cho rằng, bất kỳ người chơi nào muốn có tính cạnh tranh cao trong thị trường này cần phải tìm cách vận hành hiệu quả hơn” - ông Alejandro Osorio nhận định. “Chúng tôi đã chứng kiến nhiều người chơi đến, nỗ lực và thất bại. Cần rất nhiều thời gian và nỗ lực đổi mới công nghệ một cách bền vững, với trọng tâm là cân bằng giữa người lái xe và người tiêu dùng, để tạo ra lợi thế cạnh tranh và tồn tại trên thị trường”.
Grab, hay bất kỳ nền tảng nào khác, cũng có thể giảm giá dịch vụ để hút người dùng. Nhưng cuối cùng, nếu nền tảng không mang lại hiệu quả tốt hơn và năng suất tốt hơn, thì tài xế, và các đối tác kinh doanh sẽ không ở lại.
Từ quý 1 đến quý 3/2023, Grab chứng kiến mức thu nhập trung bình hàng tháng của các đối tác tài xế tăng 5%.
Mấu chốt để tồn tại, và phát triển, theo CEO Grab Việt Nam, là tìm ra điểm cân bằng, với công nghệ phù hợp được đặt lên hàng đầu để có thể vừa thúc đẩy nhu cầu, vừa tăng thu nhập cho tài xế.
Khi nói đến xu hướng mới là xe điện (EV), đại diện Grab tại Việt Nam cho biết, nền tảng này không coi EV là một đối thủ cạnh tranh. Có những đối thủ bước vào thị trường, đang sử dụng xe điện, nhưng nền tảng này tỏ rõ thái độ ủng hộ hợp tác với xe điện.
“Chúng tôi nghĩ rằng quy mô hoạt động rộng khắp cả nước, mạng lưới đối tài xế sâu rộng và sự thấu hiểu thị trường sẽ thực sự mang đến cơ hội tuyệt vời cho các đối tác xe điện đang muốn triển khai và phát triển hệ sinh thái của riêng họ với Grab là đối tác chính” - CEO Grab Việt Nam cho biết thêm.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng