Rời công ty lớn thứ 3, vị tỷ phú này trở thành người tiên phong trong ngành công nghệ thông tin tại Ấn Độ
Ông Shiv Nadar là tỷ phú công nghệ giàu nhất Ấn Độ và là tỷ phú công nghệ giàu thứ 11 trên thế giới. Ông được biết đến là người tiên phong, khai phá và phát triển công nghệ thông tin tại Ấn Độ.
- Mark Zuckerberg thừa nhận sai lầm của bản thân khiến Tiktok trỗi dậy
- Tesla bị khó khăn bủa vây: Cổ phiếu rơi từ hơn 400 USD xuống chỉ còn 200 USD, Elon Musk vẫn mải mê với Twitter
- VinFast triệu hồi 730 xe VF e34
- Mạng Internet nhanh nhất thế giới đạt băng thông lên đến 46 Terabits mỗi giây
- YouTuber độ xe Tesla thành công mỹ mãn, đi được hơn 2.000km không cần sạc
Tỷ phú Shiv Nadar được biến đến là một trong những tỷ phú tự thân của Ấn Độ. Ông là cựu chủ tịch và đồng sáng lập công ty dịch vụ công nghệ thông tin toàn cầu HCL Technologies Limited.
Hành trình khởi nghiệp và tiên phong phát triển công nghệ thông tin tại Ấn Độ
Ông Shiv Nadar sinh năm 1945 tại một ngôi làng tại Tamil Nadu. Ông Nadar tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật Điện và Điện tử tại Đại học Công nghệ PSG và bắt đầu làm việc tại trường Cao đẳng Kỹ thuật Pune (COEP) vào năm 1976.
Sau đó, ông chuyển sang làm việc tại Dehli Cloth Mills, công ty lớn thứ 3 tại Ấn Độ vào thời điểm đó.
Tuy nhiên, tại đây, ông nhận ra rằng làm thuê không phù hợp với mình. Ông cùng vài người đồng nghiệp khác quyết định rời công ty và thành lập MicroComp Limited vào năm 1975. Ông Shiv Nadar là cổ đông lớn nhất của công ty.
MicroComp Limited tập trung sản xuất máy tính và các sản phẩm kỹ thuật số văn phòng. Tại thời điểm Ấn Độ có chưa đến 250 chiếc máy tính, tầm nhìn của ông về cuộc cách mạng công nghệ đã được Chính phủ Uttar Pradesh công nhận. Chính phủ Uttar Pradesh cũng đã quyết định đầu tư 24.000 USD vào công ty để nắm giữ 26% cổ phần.
Sau đó, ông Shiv Nadar đã đổi tên công ty thành Hindustan Computers Limited (HCL). Theo CNBC, HCL là một trong những công ty đầu tiên được đầu tư theo hình thức PPP.
Năm 1978, HCL giới thiệu chiếc máy tính để bàn đầu tiên với tên gọi HCL 8C.
Trụ sở HCL Technologies tại Ấn Độ. Ảnh: Glassdoor
Ước mơ vươn ra quốc tế, cạnh tranh và hợp tác cùng HP, Nokia...
Nhận thấy sự bùng nổ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, năm 1979, HCL thành lập công ty Far East Computers tại Singapore. Tại thời điểm này, giá trị của HCL đã đạt hơn 360.000 USD và liên doanh này mang lại doanh thu 12.000 USD trong năm đầu tiên.
Năm 1984, chính phủ Ấn Độ đã thay đổi quan điểm về việc nhập khẩu những công nghệ và máy tính. Ông Nadar cùng các founder khác của công ty đã mang về những chiếc máy tính từ các nơi trên thế giới để tách rời và nghiên cứu linh kiện. Năm 1985, HCL busybee được phát hành, là phiên bản đa xử lý đầu tiên của Unix. Theo trang Tradebrains, với việc tạo ra hệ thống trước 3 năm, HCL đã đánh bại các đối thủ Sun Microsystems và HP.
Năm 1989, HCL mạo hiểm vào thị trường phần cứng máy tính của Mỹ. HCL đã hợp tác với HP để thành lập HCL HP Limited. Không những thế, trong 3 năm, HCL cũng đã thiết lập quan hệ đối tác với các công ty "khổng lồ" toàn cầu khác như Nokia và Ericsson, mở ra cơ hội cho HCL, đồng thời mang lại một nguồn doanh thu mới.
Năm 1998, Shiv Nadar lâm vào tình cảnh khó khăn khi doanh thu bắt đầu giảm dần. Cùng lúc đó, một trong những cổ đông lớn nhất và đồng sáng lập Arjun Malhotra cũng quyết định rời đi để thành lập công ty riêng. Vào thời điểm này, ông Nadar quyết định tìm đến thị trường vốn và quyết định thực hiện kế hoạch IPO vào năm 1999.
Ngoài ra, công ty cũng đã mở rộng sang các lĩnh vực hàng không, quốc phòng, ô tô, tài chính, thị trường vốn, hóa chất và công nghiệp chế biến, điện và tiện ích, chăm sóc sức khỏe, công nghệ cao, sản xuất công nghiệp,...
Năm 2008, ông Shiv Nadar được trao tặng Padma Bhushan (giải thưởng dân sự cao thứ ba ở Ấn Độ) vì những đóng góp của ông cho ngành công nghệ thông tin.
Tháng 7/2020, HCL Technologies thông báo rằng ông Shiv Nadar từ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị và trao quyền lực cho con gái của mình là Roshni Nadar Malhotra. Hiện ông là Chủ tịch danh dự và cố vấn chiến lược cho công ty.
CNBC đánh giá HCL được coi là tiên phong của công nghệ thông tin Ấn Độ. Công ty tạo ra doanh thu hàng năm trên 10 tỷ USD, với hơn 169.000 chuyên gia hoạt động tại 50 quốc gia.
Ông Shiv Nadar cùng con gái Roshni Nadar Malhotra. Ảnh: India TV News
"Người Ấn Độ hào phóng nhất"
Bên cạnh những đóng góp cho ngành công nghệ thông tin, tỷ phú Shiv Nadar cũng là một nhà từ thiện. Năm 1981, với sự hỗ trợ của Shiv Nadar, công ty đào tạo và giáo dục toàn cầu NIIT được thành lập. Năm 1996, ông thành lập Trường Cao đẳng Kỹ thuật SSN ở Tamil Nadu.
Năm 2006, Shiv Nadar được công nhận là "Người Ấn Độ hào phóng nhất" khi ông đứng đầu danh sách Tổ chức từ thiện của Hurun Ấn Độ với khoản quyên góp hơn 76,4 triệu USD.
Năm 2011, Quỹ HCL được thành lập với tư cách là chi nhánh trách nhiệm xã hội của HCL Technologies Limited. Nền tảng này tập trung vào việc xóa đói giảm nghèo và đạt được tăng trưởng bao trùm trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường và giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng phó với rủi ro.
Forbes cho biết, tính đến nay, vị tỷ phú công nghệ này đã đóng góp khoảng 662 triệu USD vào Quỹ tài trợ Shiv Nadarmillion, hỗ trợ các hoạt động liên quan đến giáo dục.
Theo số liệu cập nhật từ Forbes, tài sản của ông Shiv Nadar hiện là 22,8 tỷ USD, là người giàu thứ 5 tại Ấn Độ và giàu thứ 47 trên thế giới. Về lĩnh vực công nghệ, ông là tỷ phú giàu nhất tại Ấn Độ và xếp thứ 11 trên thế giới.
Tham khảo: CNBC, Fortune India, Forbes,...
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng