‘Sa thải là điều tốt nhất Nokia đã làm cho chúng tôi’: Thị trấn đìu hiu tưởng sụp đổ theo "tượng đài" nhưng lại trở thành chiếc nôi của hàng nghìn phát minh công nghệ
Trái ngược với dự đoán, sự sụp đổ của Nokia đã không kéo theo cả thị trấn.
- Độc lạ Nokia: Tự tay trao 30.800 USD/người cho nhân viên cũ để đi khởi nghiệp, lo từ A-Z nhưng lại hào phóng không lấy cổ phần của bất kỳ công ty nào
- Độc lạ Nokia: Đổi logo lần đầu tiên sau 60 năm, tung mẫu smartphone mới
- Nokia thay đổi logo sau gần 60 năm, báo hiệu sự thay đổi mạnh mẽ về chiến lược kinh doanh
- Hôm nay là sinh nhật của thiên tài công nghệ đoản mệnh, người không chỉ xô đổ tượng đài như Nokia mà còn khiến cả thế giới phải thay đổi cách dùng điện thoại mãi mãi
- Apple ở xứ sở Trung Quốc: Lật đổ Nokia, thay đổi cả một nền kinh tế
Sự đánh đổi của tượng đài điện thoại Nokia
Thuở đầu của kỷ nguyên điện thoại di dộng, Nokia có mặt ở khắp mọi nơi. Hãng đã tạo ra chiếc điện thoại 1100 bán chạy hàng đầu thế giới. Trong ký ức của nhiều thế hệ, trò chơi rắn săn mồi Snake trên chiếc Nokia đen trắng là một thú tiêu khiển tuyệt vời. Vào năm 2009, ở thời kỳ đỉnh cao, Nokia là công ty lớn thứ 85 trên thế giới.
Ngày nay, Nokia vẫn hoạt động tốt, nhưng sản phẩm tạo ra tiền lại không phải từ điện thoại như trước đây. Phần lớn nguồn thu của gã khổng lồ Phần Lan từ những thiết bị viễn thông internet và phần mềm máy tính. Năm 2018, Nokia tụt xuống vị trí thứ 466 với doanh thu 23 tỷ euro.
Quá trình chuyển đổi từ điện thoại di động sang công nghệ internet chắc chắn có tổn thất. Hơn 9 năm thu hẹp quy mô, công ty đã dần đánh mất mảng kinh doanh điện thoại di động, buộc lòng sa thải hàng nghìn nhân viên và chứng kiến hàng triệu chiếc điện thoại tiêu tan.
Thị trấn Oulu của Phần Lan, với dân số ngày nay khoảng 200.000 người dường như cũng là nạn nhân của quá trình này. Từ một thị trấn yên bình, Oulu trở thành một trung tâm công nghệ nhờ sự trỗi dậy của Nokia.
Vào đầu những năm 2000, Nokia đã tuyển dụng gần 5.000 nhân viên chỉ riêng ở Oulu, tương đương 4% lực lượng lao động toàn cầu của hãng. Tổng cộng, khu vực có hơn 15.000 việc làm liên quan đến công nghệ thông tin.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã giáng một đòn mạnh vào lợi nhuận đang tăng vọt của Nokia. Công ty bắt đầu cắt giảm chi phí. Vào cuối năm 2010, công ty thông báo rằng họ sẽ cắt giảm 7.000 trong tổng số 132.000 nhân viên trên khắp thế giới, để cắt giảm 1 tỷ euro ngân sách trong 2 năm.
Khó khăn của Nokia trở thành khó khăn của Oulu. Từ năm 2009 đến năm 2011, Nokia đã cắt giảm 1.000 nhân viên ở Oulu, với nhiều vị trí liên quan đến mảng kinh doanh điện thoại di động. Năm 5 sau, 1.000 người khác cũng phải nghỉ việc theo.
Nhưng trái ngược với dự đoán, sự sụp đổ của Nokia không kéo theo cả thị trấn. Cựu Giám đốc Juha Ala-Mursula của Nokia và hiện là người đứng đầu ban kế hoạch phát triển kinh tế của thị trấn cho biết: “Tôi muốn nói rằng việc sa thải là điều tốt nhất đã xảy ra đối với Oulu trong nhiều năm”.
Ông giải thích thêm rằng ở thời kỳ đỉnh cao, Nokia đã thu hút nhân tài khắp nơi ùn ùn kéo đến thị trấn. Giờ đây, chính những nhân tài đó có cơ hội tự lực cánh sinh, với sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, các doanh nhân và chính Nokia.
Theo chính quyền thị trấn, chỉ riêng trong năm 2017, Oulu đã trở thành trụ sở của 1.175 công ty mới, nhiều công ty trong số đó được thành lập hoặc tuyển dụng các kỹ sư tài năng trước đây từng làm việc cho Nokia.
Nokia vẫn là nhà tuyển dụng lớn nhất trong thị trấn. Năm 2019, nhà máy 5G Oulu được Diễn đàn Kinh tế Thế giới vinh danh là công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thiết bị trạm phát 5G.
Ala-Mursula nói: “Tôi có thể nói rằng việc sa thải là điều tốt nhất đã xảy ra với Oulu trong nhiều năm”.
Đổi mới nhanh, sống chậm
Không chỉ 5G, nhiều phát minh phổ biến ngày nay bắt nguồn từ chính thị trấn Oulu, chẳng hạn như nhắn tin, chat trực tuyến, thanh toán qua điện thoại, thiết bị theo dõi thể lực.
Tất cả những phát minh này và hàng nghìn phát minh tương tự đã được phát hiện, thử nghiệm từ thị trấn Bắc Âu heo hút ngày nào.
Cho đến ngày nay, thị trấn Oulu vẫn là quê hương của những kỹ sư tài năng nhất thế giới. Và họ có thể chính là một trong số những nhân viên cũ của Nokia.
Lý do gì khiến Oulu vẫn có sức hút đến vậy? Câu trả lời rất đơn giản rằng đây là một nơi đáng sống.
Oulu nằm ở rìa Vịnh Bothnian, giữa một mê cung của các con sông đan xen tạo nên những hòn đảo nhỏ bao quanh. Người dân trên thị trấn này chẳng ai vội vàng, vì họ đã quen với những hôm đêm dài hơn ngày, cộng thêm 175 ngày tuyết phủ trắng. Thật khó để hình dung về một trung tâm công nghệ kỹ thuật ở một nơi buồn tẻ như vậy.
Song, bất cứ ai đã đến và thích nghi được sự chênh lệch giữa ngày và đêm, sẽ rất thích nơi đây vì có nhà ở giá rẻ, gần biển và văn hóa hòa đồng.
Không những thế, các bậc phụ huynh đều công nhận hệ thống trường học xuất sắc cũng như sự an toàn tuyệt đối của thị trấn. Họ đều yên tâm để con tự đạp xe một mình đến trường.
Hơn nữa, với sự hỗ trợ của của nhà nước và các doanh nghiệp, việc khởi nghiệp trở nên nhẹ nhàng hơn. Trong khi đó, các trường học tiếp tục đào tạo ra những người trẻ tài năng cho tương lai.
Nhờ hệ thống hỗ trợ đổi mới có một không hai như vậy, thị trấn nhỏ Oulu trở thành ngôi nhà hoàn hảo cho những nhân viên công nghệ sẵn sàng chấp nhận thử thách.
Theo YF
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng