Sản phẩm miễn phí thì người dùng chính là sản phẩm: Facebook, Google, Apple hay Microsoft đều “đáng sợ” như nhau mà thôi!
Đã bao giờ bạn tự hỏi, liệu cái giá của sự miễn phí có quá cao hay không?
Đằng sau những sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại như Email miễn phí, hệ điều hành miễn phí, mạng xã hội miễn phí hay công cụ tìm kiếm miễn phí là hàng loạt mẫu quảng cáo như "đi guốc trong bụng" từng người dùng.
Đứng đầu bê bối về thu thập và "bán" dữ liệu người dùng trong thời gian vừa qua chính là Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook. Tính đến thời điểm hiện tại, Facebook đã vượt xa một trang web đơn thuần để trở thành hệ sinh thái mà mọi người không thể nào sống thiếu. Bạn vừa chia sẻ một bức ảnh? "Thích" một mẩu truyện, hay thậm chí là nhắn tin cho đứa bạn của mình. Tất cả hành động đó đều đã biến thành dữ liệu có giá trị cho Facebook.
Nhìn qua chính sách bảo mật của Facebook, chúng ta thấy Mark Zuckerberg hoàn toàn không ngần ngại chia sẻ "mô hình làm ăn" của mạng xã hội này.
"Chúng tôi sẽ tiến hành thu thập nội dung và những thông tin bạn cung cấp khi sử dụng Dịch vụ mạng xã hội Facebook. Bắt đầu từ lúc bạn đăng ký tài khoản, tạo hoặc tương tác với nội dung cho đến lúc liên hệ hoặc nhắn tin với những tài khoản khác. Các nội dung được thu thập có thể bao gồm vị trí và ngày đăng tải thông tin. Hơn nữa là cách bạn sử dụng dịch vụ, nội dung bạn tương tác, tần suất và thời gian sử dụng Facebook."
Và như thế, Facebook biết tất tần tật thông tin về bạn. Facebook "nắm" được những người thân của bạn là ai, thông tin về bạn cũng như những người thân này, tương tác của bạn không chỉ trên Facebook mà là khắp nơi trên internet, website bạn thường truy cập là gì, bạn có sở thích mua sắm gì, bạn lên Facebook như thế nào …
Rất đáng sợ phải không? Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng truy cập tài khoản Facebook, vào Tùy chỉnh (Setting) và sử dụng chính công cụ của Mark Zuckerberg để tải tất cả thông tin mà Facebook thu thập được của bạn.
Hoặc bạn có thể sử dụng phương án cuối cùng là xóa tài khoản Facebook. Nhưng nên lưu ý rằng, dù bạn có xóa tài khoản thì Mark Zuckerberg vẫn là người sở hữu thông tin của bạn, và thông tin đó sẽ được bán và sử dụng nhiều lần mỗi khi bạn truy cập bất cứ đâu trên Internet.
Google từ lâu đã mang ý nghĩa là hành động tìm kiếm hơn là tên một công ty. Ngoài ra thì tập đoàn khổng lồ này còn sở hữu Gmail, Google Maps, và hàng loạt dịch vụ tiện ích "0 đồng" khác. Để đổi lại sự miễn phí này, tất cả hoạt động của bạn đang được theo dõi và bán lại để tạo ra những mẫu quảng cáo "đi guốc trong bụng" người dùng với hiệu quả cao nhất.
Cách đây không lâu, Google đã bắt đầu cung cấp dịch vụ "Quảng cáo Gmail" cho các đối tác, điều đó đồng nghĩa rằng bạn sẽ nhận được các email quảng cáo "chỉ mặt đặt tên" mặc dù chỉ mới tìm kiếm thông tin đó qua Google.
Không thua kém gì Facebook, tên tuổi, địa chỉ email, số điện thoại, lịch sử xài những ứng dụng "miễn phí" của Google và cách bạn tương tác với những mẫu quảng cáo… tất cả được lưu dưới tên "cookies" ngay chính trong trình duyệt web của bạn.
Apple
Apple và Tim Cook có thể "vênh mặt" chỉ trích Mark Zuckerberg qua scandal vừa rồi, nhưng nếu tìm hiểu kỹ thì cách mà "táo khuyết" sử dụng chính người dùng của mình còn ghê gớm hơn các tên tuổi trên gấp nhiều lần.
Lý do chính là do Apple không chỉ thu thập thông tin của người dùng, công ty này song song đó còn ngăn chặn các bên thứ ba khác có thể khai thác những "con mồi" đang sử dụng sản phẩm Apple. Gần đây nhất là sự xuất hiện của công nghệ chặn quảng cáo trên iOS 9 khiến cả ngành truyền thông phải đau đầu tìm các giải quyết. Do phần lớn doanh thu của Apple đến từ phần cứng và ứng dụng, công ty này không ngần ngại "xóa xổ" quảng cáo để tập trung khai thác khách hàng của mình.
Apple ngoài việc thu thập các thông tin "mặc nhiên" như: tên người dùng, danh bạ và danh sách bài hát để tải lên máy chủ của Apple. Người sử dụng iPhone còn tự động "được" cập nhật vị trí và thông tin trên lịch cá nhân để Apple có thể nắm được người dùng của mình đang làm gì và ở đâu.
Hơn thế nữa là Apple Music còn ưu tiên giới thiệu cho bạn những bài hát "có phí" phù hợp và ứng dụng Tin tức sử dụng những nội dung bạn thường đọc để gửi các mẫu quảng cáo đầy tính cá nhân.
Microsoft
Microsoft với hệ điều hành gần như độc quyền trên thị trường đang "nắm trong tay" hàng tỷ máy tính trên khắp thế giới. Và gã khổng lồ này không ngần ngại khẳng định mình đang có các nội dung như: tên, thông tin liên hệ, dữ liệu nhân khẩu học, thanh toán và nhiều hơn thế nữa.
Không những thế, Microsoft hoàn toàn sở hữu thông tin trong những email cá nhân của bạn, tiêu đề, nội dung, hình ảnh hay video đính kèm đều có thể được Microsoft truy cập, chỉ khác duy nhất 1 điểm là gã khổng lồ này không trực tiếp bán thông tin đó cho các công ty quảng cáo mà thôi.
"Những ký tự bạn nhập vào máy được Microsoft lưu lại để cung cấp cho người dùng một từ điển cá nhân tốt nhất, hoặc dùng để gợi ý những ký tự tiếp theo cho người sử dụng."
Hoặc rõ hơn nữa là trong điều khoản sử dụng của Microsoft: "Chúng tôi hoàn toàn có thể truy cập bất cứ thông tin cá nhân nào của bạn, bao gồm cả những đoạn đối thoại riêng tư để bảo vệ quyền sở hữu của … Microsoft."
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng