Startup 4 tỷ USD sản xuất được con chip lớn gấp 56 lần bình thường, tự tin chiếm thị phần đủ để khiến Nvidia tức giận
Chip này được quảng cáo là có thể “giải quyết vấn đề trong thời gian ngắn và tiêu tốn ít năng lượng”.
- Công ty bí ẩn tạo ra chip 7 nanômét cho Huawei: Vận hành hơn 10 nhà máy, mỗi tháng xuất xưởng hàng triệu con chip, founder là cha đẻ ngành bán dẫn Trung Quốc
- Ngỏ ý mua lại mảng sản xuất chip, một công ty bị Intel thẳng thừng từ chối: "Bộ phận này không phải để bán"
- Không phải Snapdragon 8 Gen 4, đây mới là tên gọi của con chip đầu bảng của Qualcomm trong năm 2025
- Xiaomi 14T series ra mắt: Camera Leica AI chụp đêm cực đẹp, hiệu năng khủng với chip Dimensity 9300+, sạc 120W, giá hấp dẫn
- Galaxy Tab S10 series ra mắt: 2 phiên bản, dùng chip Dimensity 9300+ cực mạnh, giá ngang iPad Pro
Trong suốt 2 năm, các nhà đầu tư chứng khoán muốn tham gia vào cơn sốt trí tuệ nhân tạo chỉ có vài lựa chọn trong ngành công nghệ: các công ty lớn như Microsoft hoặc Nvidia. Tuy nhiên, điều đó sẽ sớm thay đổi trong những tuần tới đây, với sự xuất hiện của Cerebras - công ty sản xuất chip có tham vọng táo bạo cạnh tranh với Nvidia.
Cerebras, có trụ sở tại Sunnyvale, California, hướng tới việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Khi làm như vậy, công ty khởi nghiệp này đặt mục tiêu phá vỡ tình trạng ‘hạn hán’ các đợt IPO, đồng thời tận dụng sự phấn khích của nhà đầu tư đối với mọi thứ liên quan đến A.I.
Theo dữ liệu do EY thu thập, chỉ có 82 công ty niêm yết tại Mỹ trong nửa đầu năm, tăng nhẹ so với năm ngoái. Chỉ có 24 công ty trong số đó, bao gồm mạng xã hội Reddit và công ty bảo mật dữ liệu Rubrik, là các công ty khởi nghiệp được vốn đầu tư mạo hiểm hỗ trợ. Vào tháng 5, Crunchbase News tính toán rằng, với tốc độ hiện tại, sẽ mất 49 năm nữa để tất cả các công ty khởi nghiệp tư nhân có trụ sở tại Mỹ trị giá 1 tỷ USD trở lên lên sàn. Dù lãi suất đang giảm, cổ phiếu công nghệ đang tăng giá, nhiều công ty vẫn đẩy kế hoạch IPO sang năm 2025 với hy vọng tránh được mọi biến động của thị trường.
Cerebras sẽ là một trong những công ty A.I. đầu tiên lên sàn kể từ khi OpenAI phát hành chatbot ChatGPT vào cuối năm 2022. Tempus A.I - công ty chăm sóc sức khỏe và Astera Labs - công ty bán dẫn, trước đó đều đã niêm yết cổ phiếu.
Bất chấp những lo ngại rằng sự cường điệu về A.I. đã vượt xa thực tế, nhu cầu về các sản phẩm A.I. vẫn tiếp tục tăng. Vào tháng 8, Nvidia, công ty sở hữu 90% thị trường chip A.I., đã ghi nhận doanh thu trong 3 tháng tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận cũng tăng gần gấp 3 lần, dù cổ phiếu của Nvidia đã giảm khoảng 11% kể từ mức đỉnh hồi tháng 6.
Cerebras sản xuất loại chip chuyên dụng để xây dựng công nghệ trí tuệ nhân tạo. Công ty tiết lộ rằng họ đã thu về 136 triệu USD doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2024, tăng hơn 15 lần so với mức 8,6 triệu USD của năm trước. Khoản lỗ 6 tháng đầu năm còn 67 triệu USD so với mức 78 triệu USD cùng kỳ năm trước.
Andrew Feldman, giám đốc điều hành kiêm đồng sáng lập của Cerebras, đã nói về kế hoạch cạnh tranh với Nvidia của mình tại một sự kiện tháng 8. Khi một phóng viên hỏi Cerebras có thể chiếm bao nhiêu thị phần từ công ty dẫn đầu ngành, ông nhanh chóng trả lời: “Đủ để khiến họ tức giận”.
Cerebras được thành lập vào năm 2016 bởi ông Feldman cùng với Jean-Philippe Fricker, Michael James, Gary Lauterbach và Sean Lie. Giống như hàng chục công ty khởi nghiệp khác, startup này chứng kiến nhu cầu ngày càng tăng về chip từ các công ty đang nghiên cứu về A.I. và bắt đầu thiết kế một loại chip mới dành riêng cho thị trường này.
Thách thức khi đó là kết nối nhiều bộ chip theo cách mà tất cả chúng có thể hoạt động cùng nhau. Quá trình này đòi hỏi rất nhiều năng lượng và khiến thông tin bị xử lý chậm.
Giải pháp của Cerebras là tạo ra một con chip khổng lồ - lớn hơn khoảng 56 lần so với các đối thủ cạnh tranh - với khả năng xử lý dữ liệu nhanh hơn nhiều.
“Chiến lược truyền thống là lấy một tấm wafer lớn, cắt thành nhiều mảnh nhỏ, vứt bỏ những mảnh có lỗi”, ông Feldman cho biết tại sự kiện báo chí vào tháng 8.
Việc sản xuất một chip lớn khó hơn và có thể lãng phí nhiều silicon quý giá. Cerebras cho biết họ đã phát triển các hệ thống cho phép chip của mình hạn chế lỗi nhất có thể.
Cerebras bắt đầu xuất xưởng chip vào năm 2019. Công ty đã huy động được 740 triệu USD tiền tài trợ vốn đầu tư mạo hiểm, nâng định giá lên mức 4,1 tỷ USD. Benchmark, Eclipse Ventures và Foundation Capital là một trong những nhà tài trợ lớn nhất.
Năm 2023, Cerebras bắt đầu dựng siêu máy tính cho G42, một công ty A.I. có trụ sở tại Abu Dhabi. Báo cáo cho biết G42 chiếm 87% doanh thu của công ty trong nửa đầu năm.
Ngoài Cerebras, các công ty khởi nghiệp khác cũng đang cố gắng giành lấy một phần của thị trường chip đang bùng nổ, bao gồm Graphcore, Groq và SambaNova Systems.
Nvidia đã có 2 thập kỷ khởi đầu, song các công ty công nghệ lớn bao gồm Amazon và Microsoft cũng bắt đầu tự tạo ra con chip của riêng.
Cerebras muốn thu hút một số nhu cầu bị dồn nén để mua bộ xử lý, hệ thống A.I., phần mềm và siêu máy tính. Chip lớn của họ được quảng cáo là có thể “giải quyết vấn đề trong thời gian ngắn và tiêu tốn ít năng lượng”.
Được biết Cerebras có kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq với mã là CBRS. Ngân hàng Citigroup và Barclays sẽ là cố vấn.
Theo: The NY Times
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng