Sức mạnh của tia laser uy lực là thế, nhưng hóa ra nó còn có công dụng ai nghe cũng thấy khó tin: "Chữa ngáy"!
Tia laser được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực, từ đèn nháy trong các sân khấu giải trí cho đến vũ khí trong chiến tranh. Nhưng có một công dụng khác của laser mà ít người biết.
- Vi nhựa đã được phát hiện trong mô cơ thể cá voi và cá heo
- Founder Luke Nguyen Lab: Khó nhất là được giao cho công trình quá rộng, nhiều tiền và chủ nhà không biết mình muốn gì
- Kính viễn vọng Webb đã tiết lộ bí mật của vũ trụ: Big Bang chỉ là trí tưởng tượng của con người
- Cách NASA chọn phi hành gia bay vào không gian: Loại 99,9% ứng viên để tìm người xuất chúng, tỷ lệ chọi 1:1500, hưởng lương hơn 2,3 tỷ đồng/năm
- Bộ tộc giàu có nhất châu Phi: Tù trưởng có thể lấy 80 vợ, móng tay người dân dát đầy vàng
Tia laser là nguồn ánh sáng nhân tạo được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Chúng ta có thể thấy laser ở những đồ vật hàng ngày như mắt đọc đĩa quang CD/DVD, máy in laser, máy quét mã vạch…
Trong y học, tia laser được sử dụng làm dao mổ trong phẫu thuật, cũng như dùng để phục hồi thị giác cho các trường hợp cận thị, chữa các bệnh về võng mạc, chẩn đoán ung thư.
Thậm chí laser còn được tích hợp rất nhiều cho mục đích quân sự, khi được dùng để đánh dấu, đo khoảng cách và tốc độ của mục tiêu. Trong giải trí, laser được sử dụng trong các sân khấu ánh sáng. Các vật liệu cứng như thạch anh và thủy tinh có thể ứng dụng tia laser để cắt.
Thế nhưng mới đây, các chuyên gia đã nghiên cứu ra phương thức áp dụng tia laser để phục vụ cho mục đích độc đáo hơn cả, đó là chữa trị chứng ngủ ngáy.
Nỗi khổ khi ngủ ngáy
Chắc hẳn bạn sẽ phì cười khi đang ở nơi công cộng yên tĩnh thì nghe thấy người bên cạnh ngủ gật và đột nhiên phát ra tiếng ngáy lớn như "động cơ máy bay cất cánh".
Nhưng câu chuyện sẽ chẳng còn hài hước khi đây là điều diễn ra trong chính giấc ngủ của bạn mỗi đêm. Ngáy có vẻ như là một tình trạng vô hại, nhưng nó sẽ không còn là vấn đề đáng cười khi ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân và gây phiền phức đến người nằm cạnh.
Tình trạng "kéo cưa" trong giấc ngủ gặp ở khá nhiều người và là nỗi khó chịu dai dẳng khiến chính bạn và người thân không ngủ được.
Chữa ngáy từ trước đến nay chủ yếu đến sử dụng thiết bị hỗ trợ hoặc thay đổi thói quen sinh hoạt, như sử dụng gối chống ngáy, máy thở áp lực dương, ngủ nghiêng, giảm cân, ngừng sử dụng chất kích thích… bên cạnh các phương pháp phẫu thuật đặc trị.
Nhưng các phương pháp này đôi khi không trị được dứt điểm, gây phiền phức cho người bệnh.
Giờ đây, các nhà khoa học đã phát triển một công nghệ laser, hứa hẹn mang đến khả năng điều trị ngáy hiệu quả cao trong khi không bắt buộc người mắc phải sử dụng thiết bị hỗ trợ hay gây ra đau đớn.
Theo Helpguide, ngáy xảy ra khi các mô trong vòm miệng đang ở trạng thái to bè quá mức và làm tắc nghẽn một phần đường thở. Không khí bị cản trở lưu thông qua mũi và cổ họng trong khi ngủ, khiến mô xung quanh rung lên, tạo ra âm thanh ngáy.
Hầu như ai cũng thỉnh thoảng gặp triệu chứng ngáy và điều đó thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, thường xuyên ngáy vào ban đêm có thể làm gián đoạn chất lượng giấc ngủ, dẫn đến buồn ngủ ban ngày, ủ rũ, huyết áp cao và các vấn đề sức khỏe gia tăng.
Ngáy bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Đầu tiên là tuổi tác. Khi bước sang tuổi trung niên, cổ họng mỗi người sẽ trở nên hẹp hơn và trương lực cơ trong cổ họng giảm đi.
Thừa cân cũng là nguyên nhân phổ biến. Ngay cả khi bạn không thừa cân nói chung, tình trạng thừa mỡ ở cổ hoặc cổ họng cũng có thể gây ra ngáy. Đàn ông có đường thở hẹp hơn phụ nữ nên dễ gặp tình trạng này hơn.
Cổ họng hẹp, hở hàm ếch, vòm họng to và các đặc điểm thể chất khác cũng là một phần tác nhân. Còn lại là các nguyên do như viêm mũi, viêm xoang, sử dụng thuốc an thần, rượu bia, thuốc lá và tư thế ngủ nằm ngửa.
Công nghệ laser chữa ngáy
Các phương pháp điều trị ngáy như sử dụng thiết bị hỗ trợ hoặc thay đổi thói quen sinh hoạt đôi khi không mang lại hiệu quả và có nhiều nguy cơ tái phát, trong khi các thủ pháp phẫu thuật gây đau có thể khiến nhiều người e ngại.
Do đó, điều trị ngáy bằng laser không xâm lấn ngày càng trở nên phổ biến vì được coi là phương pháp hiệu quả, an toàn mà không gây khó chịu.
Công nghệ laser chữa ngáy được biết đến nhiều nhất trên thế giới là của Fotona, đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chứng nhận.
Fotona sử dụng tia laser Er: YAG với bước sóng 2940nm, tối ưu hóa độ dài của xung laser, cho phép nhiệt xâm nhập an toàn vào mô niêm mạc miệng. Nó đủ nhẹ để được sử dụng trên mô nhạy cảm bên trong miệng, nhưng đủ mạnh để cung cấp nhiệt hiệu quả.
Tia laser hoạt động bằng cách thu nhỏ và làm săn chắc vòm miệng. Lượng nhiệt do tia laser gây ra những tổn thương nhỏ cho mô. Khi lành, mô sẽ co lại và săn chắc. Điều này sẽ làm giảm hoặc loại bỏ chứng ngáy.
Trong một nghiên cứu của Laser and Health Academy vào năm 2015 trên 10 bệnh nhân sử dụng phương pháp laser, sau ba lần điều trị, các bệnh nhân đã giảm được 85% triệu chứng ngáy.
Trong nghiên cứu thứ hai từ năm 2016 được dẫn chứng bởi National Library of Medicine, với 33 bệnh nhân sử dụng laser, khoảng 65% bệnh nhân hài lòng với kết quả.
Theo bác sĩ Jernej Kukovich từ Tập đoàn Y tế Belo, tia laser ban đầu chỉ được sử dụng bởi các chuyên gia nha khoa. Từ năm 2014, đây được coi là một phương pháp điều trị "an toàn và hiệu quả" để giảm chứng ngáy.
Ưu điểm của cách thức này là không gây đau đớn, một số bệnh nhân chỉ ghi nhận cảm giác đau họng sau điều trị.
Người bệnh sẽ chỉ cảm nhận hơi ấm từ tia laser, nhưng quá trình điều trị sẽ không gây đau đớn. Phương pháp điều trị này không xâm lấn, nghĩa là không có vết cắt hoặc chảy máu, cũng không cần thời gian nghỉ dưỡng.
Tuy nhiên, không có công nghệ nào hoàn hảo. Cũng giống như mọi chứng bệnh khác, để đảm bảo tỷ lệ điều trị thành công cao, bệnh nhân cần cải thiện lối sống, sinh hoạt như giảm cân, hạn chế sử dụng chất kích thích.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng