Tại sao máy ảnh khi chụp luôn tạo ra tiếng "click", nhưng smartphone thì có thể im lặng?

    M.Đức,  

    Tiếng 'click' huyền thoại được tạo ra mỗi khi chụp ảnh từ đâu mà có?

    Bạn đã bao giờ tự hỏi: Tại sao máy ảnh tạo ra những tiếng 'Click' rất đặc trưng mỗi khi chụp ảnh? Thành phần nào đã làm nên tiếng động này?

    Tại sao máy ảnh khi chụp luôn tạo ra tiếng click, nhưng smartphone thì có thể im lặng? - Ảnh 1.

    Màn trập phẳng

    Tất cả máy ảnh chuyên nghiệp (DSLR hoặc Mirrorless) đều có một bộ phận tên là 'màn trập', nằm ngay trước cảm biến nhận ảnh. Đa phần các màn trập hiện nay là màn trập dạng 'mặt phẳng tiêu cự', tức nằm rất sát với điểm hội tụ ánh sáng của ống kính được đặt phía trước nó.

    Nếu máy ảnh của bạn là máy ảnh DSLR (có gương lật), thì ta có thêm một tác nhân gây tiếng động nữa chính là chiếc gương được đặt ở phía trước. Mỗi khi chụp hình, gương sẽ 'lật' lên trên để ánh sáng đi vào cảm biến. Cơ chế này làm cho máy ảnh SLR và DSLR hoạt động ồn hơn so với các loại máy ảnh khác.

    Tại sao máy ảnh khi chụp luôn tạo ra tiếng click, nhưng smartphone thì có thể im lặng? - Ảnh 2.

    Màn trập dạng 'lá'

    Một số máy ảnh ống kính gắn liền hoặc Medium Format cao cấp sử dụng màn trập dạng 'lá' (leaf shutter), được gắn vào ống kính thay vì ở thân máy. Loại màn trập này hoạt động chậm hơn, nhưng sẽ yên lặng hơn và cho phép người dùng sử dụng đèn flash ở các tốc độ chụp nhanh (đồng bộ hóa flash tốt).

    Tại sao máy ảnh khi chụp luôn tạo ra tiếng click, nhưng smartphone thì có thể im lặng? - Ảnh 3.

    Cảm biến trong máy ảnh

    Ở các dòng máy mới nhất, các hãng sử dụng màn trập bán điện tử hoặc điện tử hoàn toàn. Sử dụng việc đóng hoặc mở điện năng vào cảm biến ảnh, ta có thể loại bỏ được một phần hoặc hoàn toàn việc sử dụng màn trập cơ học để chắn sáng. Cơ chế này yên lặng, hoặc thậm chí không tạo ra tiếng động vì giảm bớt hoặc không sử dụng bất cứ thành phần vật lý nào.

    Tại sao máy ảnh khi chụp luôn tạo ra tiếng click, nhưng smartphone thì có thể im lặng? - Ảnh 4.

    Sony RX10

    Màn trập điện tử có 2 ưu điểm: sự yên lặng (đã đề cập ở trên) và tốc độ hoạt động. Chiếc Sony RX10 có màn trập dạng 'lá', có thể chụp ở tốc độ 1/2000 giây, nhưng khi chuyển sang chế độ màn trập điện tử thì có thể chụp ở tốc độ lên tới 1/32,000 giây! Đây cũng chính là điểm yếu của các loại màn trập cơ học, vì chúng sẽ chỉ có tốc độ tối đa từ 1/4000 đến 1/8000 giây, giới hạn người dùng về việc lựa chọn các giá trị sáng khác nhau.

    Tại sao máy ảnh khi chụp luôn tạo ra tiếng click, nhưng smartphone thì có thể im lặng? - Ảnh 5.

    Tất cả các camera trên smartphone hiện nay đều sử dụng màn trập điện tử hoàn toàn, chứ không có các thành phần chuyển động. Đây là lý do tại sao các nhà sản xuất phải cho thêm tiếng động giả, để người dùng biết được ảnh đã được chụp.

    Những tiếng này được thu từ chính những chiếc máy ảnh có màn trập thông thường! Ở một số nước như Nhật Bản hoặc Hàn Quốc, smartphone bắt buộc phải có tiếng màn trập để tránh những kẻ gian xâm phạm quyền riêng tư của người khác.

    Theo nhiếp ảnh gia Dave Haynie


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày