Một khi đã phát triển một vết loét, 14% - 24% người tiểu đường sẽ phải cắt cụt chi dưới.
Người bệnh tiểu đường thường bị loét chân. Những vết thương hở ở bàn chân có thể rất nông trên bề mặt da, nhưng cũng có thể ăn sâu vào tận thịt, gân, thậm chí là xương của người bệnh. Loét bàn chân là một trong những biến chứng tiểu đường nguy hiểm và khó điều trị.
Bất cứ bệnh nhân tiểu đường nào cũng phải đối mặt với nguy cơ bị loét bàn chân. Một khi đã phát triển một vết loét, họ sẽ có từ 14% - 24% phải cắt cụt chi dưới.
Vậy tại sao các vết loét này lại hình thành và làm thế nào để người bệnh tiểu đường không phải đối mặt với thảm họa? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.
Giải ngố: Tại sao tiểu đường dễ dẫn đến loét chân thậm chí phải cắt cụt chi?
Tại sao tiểu đường lại gây bệnh ở chân?
Cứ 4 bệnh nhân mắc tiểu đường thì sẽ có 1 người bị loét chân. Không hề đơn giản, tình trạng này sẽ quấy rầy người bệnh và bòn rút tài chính một cách cực kỳ khủng khiếp. Thực tế, tới một phần ba số tiền được sử dụng để điều trị tiểu đường ở Mỹ chỉ tiêu tốn vào việc chữa loét chân cho người bệnh.
Vậy tại sao tiểu đường lại gây bệnh ở chân? Đó là vì da người bệnh tiểu đường có ít collagen hơn so với người bình thường. Collagen là protein cấu trúc tạo nên sự đàn hồi cho da. Thiếu hụt collagen sẽ khiến da dày sừng, cứng nhưng lại mỏng nên dễ bị nứt vỡ hơn.
Do vậy, bệnh nhân tiểu đường có nhiều nguy cơ gặp thương tích trên da, và một khi gặp thương tích vết thương cũng khó chữa lành hơn người bình thường do máu lưu thông kém.
Một người bệnh tiểu đường có nguy cơ gặp tình trạng máu kém lưu thông gấp 4 lần so với người bình thường. Mạch máu của họ kém đàn hồi hơn, khiến lưu lượng máu cung cấp tới các mô trên cơ thể bị hạn chế.
Khi máu lưu thông không tốt, các vết thương ở chân trở nên khó lành và dễ bị nhiễm trùng. Sau đó, chúng sẽ tiến triển thành viêm loét mạn tính.
Các vết thương liên quan đến bệnh đái tháo đường thường xảy ra ở chân và bàn chân, bởi đây là những vùng cơ thể xa tim nhất, nơi máu khó được đẩy đến nhất. Lực tác động từ viện đi lại và sử dụng giày dép cũng có thể gây tổn thương khó lành ở chân người bệnh tiểu đường.
Một khi vết thương đã xuất hiện, các bất thường tế bào của người tiểu đường cũng ngăn ngừa chúng được chữa lành như cơ thể vẫn làm được. Mặc dù khu vực vết thương của người bệnh đái tháo đường vẫn có chứa các tế bào cần thiết giúp chữa lành cho nó, các tế bào này hoặc là không đủ, hoặc xuất hiện không đúng thời điểm.
Kém lưu thông máu và thiếu collagen và bất thường tế bào là những nguyên nhân chính dẫn đến loét chi ở người tiểu đường
Trong khi đó, vết thương để càng lâu thì càng dễ bị nhiễm trùng từ vi khuẩn cơ hội.
Những người bị bệnh tiểu đường thường bị giảm hoặc hoàn toàn mất cảm giác trong lòng bàn chân của họ, khu vực thuộc thần kinh ngoại vi. Điều này có nghĩa là họ có thể không cảm nhận được các vết thương khi chúng mới bắt đầu, chẳng hạn đơn giản như vết rộp từ việc đi giày dép.
Một vết thương nhỏ, chẳng hạn như vết xước nhỏ, có thể nhanh chóng phát triển thành một vết loét. Bệnh thần kinh ngoại vi đã được chứng minh là góp phần dẫn tới 90% những ca loét chân.
Trong khi đó, 70% những ca loét chân đã xảy ra thì rất khó để chữa khỏi. Ngay cả khi vết loét của người tiểu đường đã lành lại, chúng cũng cần được theo dõi cẩn thận và liên tục.
Bệnh nhân tiểu đường có thể phòng tránh loét chân như thế nào?
Khi mắc tiểu đường, nam giới có nhiều nguy cơ bị loét chân hơn phụ nữ. Các yếu tố nguy cơ khác có thể gây bệnh ở chân gồm: mắc tiểu đường hơn 10 năm, bệnh nhân là người cao tuổi, hút thuốc, uống rượu, mắc bệnh thận hoặc huyết áp cao.
Mặc dù bệnh chân ở người tiểu đường là một vấn đề nghiêm trọng, vẫn có những cách đơn giản và tương đối dễ tiếp cận để giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của nó.
Chiến lược phòng ngừa căn bản đầu tiên là người bệnh tiểu đường cần phải được khám chân cẩn thận. Thông thường, điều này được thực hiện bởi một chuyên gia về chi. Tuy nhiên, bất kể một bác sĩ nào, dù là nha khoa hay bác sĩ nội tiết đều có thể khám chân cho người bệnh tiểu đường.
Họ đơn giản chỉ cần kiểm tra bàn chân, lưu lượng máu quá đó, hỏi bệnh nhân về cảm giác của họ và thói quen đi giày dép.
Loét chân có thể dẫn đến nhiễm trùng và hoại tử, khiến người bệnh tiểu đường phải cắt cụt chi
Thường xuyên được khám và kiểm tra chân bởi bác sĩ có thể giảm 85% nguy cơ phải cắt cụt chi ở người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, không may là tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường được kiểm tra chân thường xuyên còn ở mức thấp. Ngay cả ở Úc, chỉ có khoảng 20% bệnh nhân làm điều này.
Ngoài ra, các thiết bị công nghệ cá nhân cũng có thể đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa và kiểm soát bệnh chân ở người tiểu đường. Công nghệ điện thoại thông minh và thiết bị đeo, như iPhone và Fitbits, có thể giúp theo dõi mô hình hoạt động và di chuyển những người có nguy cơ bị loét chân.
Thông tin này có thể được tích hợp với các ứng dụng chuyên khoa, giúp người bệnh căn chỉnh lại lối sống, thói quen vận động và sử dụng giày dép. Kết hợp công nghệ tiên tiến với các biện pháp theo dõi y tế truyền thống có thể giúp ngăn ngừa những vết loét thảm họa với người tiểu đường.
Tham khảo Theconversation
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng