Trải nghiệm kinh hoàng: Phi hành gia Apollo suýt bỏ mạng khi thử nhảy cao trên Mặt Trăng
Chỉ vì một phút "chơi đùa" mà nhà phi hành gia này đã suýt phải đánh đổi cả tính mạng.
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta phá hủy Mặt trăng?
- Thanh niên dùng máy tính từng đưa con người lên Mặt Trăng để đào Bitcoin, không hiểu đến kiếp nào mới được 1 BTC
- Tàu Apollo 11 lên Mặt Trăng không có toilet, các phi hành gia "giải quyết nỗi buồn" bằng cách nào?
- Một điểm dị thường rộng 50.000 km2 đang nằm dưới hố sao băng lớn nhất Mặt Trăng
- Đổ bộ Mặt Trăng là "trò bịp vĩ đại của Mỹ"? 5 thuyết âm mưu đã bị đập tan thế nào?
20 tháng 7 sẽ đánh dấu kỉ niệm 50 năm kể từ lần đầu tiên con người đặt chân lên Mặt trăng. Để ăn mừng sự kiện trọng đại, các phi hành gia Apollo đang đi vòng quanh Trái đất, gặp nhau ôn lại những kỷ niệm liên quan tời thời khắc trọng đại của nhân loại.
Charlie Duke, phi hành gia của Apollo 16 đang đứng tại khu hạ cánh Decartes tại rìa của hố Plum vào ngày 21 tháng 4 năm 1972.
Tại một buổi gặp mặt với các phi hành gia này tại bảo tàng Cradle of Aviation tại New York, Charlie Duke, người điều khiển mô đun hạ cánh tại Mặt trăng trong nhiệm vụ Apollo 16, trả lời Business Insider về trải nghiệm theo ông được coi là đáng sợ nhất của đời mình.
“Đó là năm 1972, và tại Munich đang tổ chức Olympics, cho nên chúng tôi đã khai mạc 'Olympics Mặt trăng'", ông Duke nói, người vào thời điểm đó ở độ tuổi 36 chính là người trẻ nhất từng bước chân lên Mặt trăng.
Nhưng ông chưa thực sự thành thạo các bước đi chính trong bộ đồ cồng kềnh đó. Điều này dẫn tới một cú ngã vô tình mà đã có thể xé toạc rào cản duy nhất giữa ông và khoảng không bất tận của Vũ trụ - thứ đã có thể giết Duke.
Cú nhảy cao chết người của Duke
Tại bảo tàng Cradle of Aviation - nơi đang trưng bày các mô đun hạ cánh tại Mặt trăng - các phi hành gia đã trả lời một số câu hỏi, trong đó về dự án đưa con người trở lại Mặt trăng vào năm 2024 của tổng thống Donald Trump, và “khoảnh khắc Apollo” tiếp theo sẽ là gì.
Charlie Duke, một trong những phi hành gia đã bước đi trên Mặt trăng trong nhiệm vụ Apollo 16, đứng cạnh một bộ quần áo tại viện bảo tàng Cradle of Aviation.
Khi được hỏi về một vài câu chuyện ít được biết đến, Duke đã nói về một chi tiết được ghi trong quyển sách xuất bản năm 1990 của ông, mang tên “Moonwalker”. Duke nói rằng ông và chỉ huy John Young đã quyết định sử dụng những phút cuối trên bề mặt Mặt trăng để đánh bại một vài thành tích được đặt ra tại Trái đất bởi những vận động viên. Điều này là hoàn toàn có thể, do trọng lực của Mặt trăng chỉ bằng một phần sáu lần của Trái đất.
“Chúng tôi đã bắt đầu nhảy cao”, ông chia sẻ.
Tuy rằng họ chỉ đang chơi đùa với nhau, nhưng ông có thể đạt tới độ cao 1,2 mét - một khoảng cách ấn tượng, nhất là khi Duke đang khoác một bộ quần áo cồng kềnh. Nhưng khi ông duỗi thẳng người ra trên không trung, mọi chuyện diễn biến theo chiều hướng xấu.
Những bộ quần áo các phi hành gia Apollo mặc nặng hơn 136kg ở trên Trái đất, nhưng trong môi trường Mặt Trăng, bộ đồ chỉ xấp xỉ 22kg. Cho dù vậy, hơn phân nửa cân nặng của bộ đồ nằm tại ba lô đeo sau lưng, bộ độ khiến người mặc mất thăng bằng.
“Chiếc cặp nặng gần bằng chính cơ thể mình, cho nên tôi đã bị mất đà”, Duke nói. “Cái balo làm từ sợi thủy tinh, chứa đựng tất cả thiết bị hỗ trợ sự sống cho tôi. Chỉ cần nó hỏng là tôi cũng sẽ chết”.
Duke đã cố nghiêng sang phải để có thể cản cú “hạ cánh” nhưng vẫn ngã đè lên chiếc ba lô - hay còn được gọi là PLSS, một loại thiết bị dưỡng sinh.
Nếu như ông ấy làm mẻ thiết bị này hoặc xé rách bộ quần áo, nó sẽ tạo ra một hiện tượng “xì khí”, hay chính là việc mất oxy để thở. Điều này có thể khiến cho Duke bất tỉnh và có thể giết ông trước khi Young có thể kéo ông kịp về mô đun, đóng khóa van và cân bằng khí trong tàu.
“Tim tôi đập loạn xạ không ngừng. John Young, chỉ huy của tôi, đã tới và nói rằng ‘Đó là một quyết định không thông minh đâu Charlie’. Tôi chỉ nói rằng, ‘Kéo tôi dậy nào John’”, ông kể.
Ngay sau khi có thể đứng dậy, Duke nghe âm thanh của thiết bị PLSS để có thể quyết định xem nó có bị vấn đề gì hay không.
“Bơm vẫn chạy bình thường. Tôi nói ‘Tôi nghĩ mọi thứ đều ổn’. Tôi đã có thêm một bài học: Đừng bao giờ làm gì trong không trung nếu như mình chưa được thực hành một cách kĩ lưỡng. Và chúng tôi chưa thực hành nhảy cao bao giờ cả”, ông Duke kể.
Một camera TV đã quay lại khoảnh khắc đáng sợ của Duke, nhưng bị chắn mất bởi một phần của thiết bị.
Olympics Mặt trăng - Các phi hành gia nhảy cao trên Mặt trăng.
Vấp ngã trên mặt trăng
Đây cũng không phải là lần duy nhất Duke bị ngã trên Mặt trăng. Trong lúc đang chọc thiết bị xác định xuyên thấu lên mặt đất, ông đã bị ngã về phía trước, và té nhào sau khi cố gắng nhặt một chiếc kẹp (mà ông dùng để nhặt một chiếc búa mà đã đánh rơi một lúc trước)
Một vài phi hành gia khác cũng gặp khó khăn trên đây - loài người chưa bao giờ được hoạt động trong môi trường lực hấp dẫn thấp, khiến cho cơ thể và đồ vật hoạt động một cách bất thường.
Không chỉ thế, cho dù sau nhiều tháng tập luyện nặng nhọc, các phi hành gia Apollo thường vật lộn với bộ quần áo nặng nề, cứng nhắc và khó sử dụng. Việc phải vận hành nó cũng giống như việc mặc lên một chiếc bóng bay bị thổi phồng vậy. Cúi xuống để nhặt một đồ vật trong những chiếc găng tay gần như là không thể, nên các phi hành gia phải dựa vào các công cụ sẵn có. Để ngồi xuống, họ cần phải nhảy lên, và dùng lực tiếp đất để nén bộ quần áo đầy khí này.
Video dưới đây là màn tổng hợp những cú ngã của phi hành gia trên Mặt Trăng. Buồn cười thật đó, nhưng cũng đầy mối nguy.
Các nhà phi hành gia bị vấp ngã trên Mặt trăng
Cho các nhiệm vụ tương lai tới Mặt trăng và sao Hỏa, NASA và các công ty vũ trụ hàng không đang thiết kế các bộ quần áo nhẹ hơn, cân bằng hơn, và dễ dàng hơn cho các hành động đơn giản.
Với các cải tiến này, thì những phi hành gia sẽ không còn phải đặt họ vào vị trí nguy hiểm khi bị ngã trong các nhiệm vụ của NASA hay SpaceX nữa.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng