Ứng dụng chụp ảnh ghép mặt, hoán đổi khuôn mặt: Hãy cảnh giác!
Không ít người đã tự tay đánh mất dữ liệu nhạy cảm của mình mà không hay biết.
- Chim bồ câu truyền dữ liệu nhanh hơn cả đường truyền Internet cáp quang
- Trung Quốc công bố dữ liệu nghiên cứu về sao Hỏa và mặt trăng
- Chỉ trích Microsoft nhưng giờ đây chính Elon Musk đã thừa nhận thu thập dữ liệu người dùng X để huấn luyện AI
- Google bán dữ liệu bản đồ cho các dự án năng lượng tái tạo
- Google kỳ vọng dữ liệu bản đồ mang lại doanh thu lớn
Thời gian qua, một ứng dụng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra những bức ảnh hoạt hình độc đáo từ ảnh chụp của người dùng đã trở nên phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc dùng ứng dụng này lại tiềm ẩn một số nguy cơ bảo mật.
Khi người dùng đồng ý với điều khoản của ứng dụng, nhà phát hành sẽ có quyền sử dụng, sao chép, phân phối, hiển thị và sửa đổi nội dung của những bức ảnh mà người dùng tải lên. Điều đó đồng nghĩa với việc dữ liệu cá nhân của họ có thể bị lộ khi tải ảnh lên máy chủ của nhà phát hành hoặc bị sử dụng cho mục đích khác mà họ không biết.
Trên thực tế, những năm qua, người dùng đã được cảnh báo về độ an toàn của các ứng dụng tương tự. FaceApp, Faceplay hay Reface từng là những ứng dụng phổ biến đối với người dùng Apple và Android nhờ tính năng hoán đổi giới tính, cho phép ghép mặt vào ảnh hay video của người nổi tiếng chỉ bằng một tấm ảnh selfie.
Các ứng dụng hoán đổi khuôn mặt thường thu thập dữ liệu đặc điểm khuôn mặt riêng biệt từ ảnh của người dùng để cung cấp dịch vụ cốt lõi. Bên cạnh đó, chúng còn dùng dữ liệu thu thập được để theo dõi xu hướng và nhận phân tích sử dụng của người dùng, cung cấp quảng cáo dựa trên sở thích của người dùng và chia sẻ dữ liệu người dùng với các đối tác.
Khi bạn chủ động sử dụng những ứng dụng như Reface, công ty sẽ có thể truy cập dữ liệu sử dụng của bạn bao gồm địa chỉ IP, số điện thoại, thông tin thẻ ngân hàng/thẻ tín dụng, các trang web bạn xem và thời lượng, thông tin công khai từ các tài khoản mạng xã hội được liên kết, thông tin thiết bị và hệ điều hành, múi giờ, ngôn ngữ, loại trình duyệt, mức pin và một số dữ liệu khác.
Những ứng dụng như FaceApp hay Reface có thể tạo điều kiện để video deepfake lan truyền rộng rãi. Đây là thuật ngữ chỉ kỹ thuật kết hợp giữa thuật toán học sâu và học máy để tạo ra video, hình ảnh hoặc âm thanh giả mạo một cách chân thực. Trong đó, khuôn mặt và giọng nói của một người có thể được ghép vào video chứa nội dung độc hại.
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ này trong những năm qua đã làm dấy lên mối lo ngại về cách nó có thể được sử dụng để bôi nhọ hình ảnh cá nhân hoặc lan truyền thông tin sai lệch.
Để hạn chế rủi ro, bạn nên thận trọng trước khi dùng ứng dụng hoán đổi khuôn mặt hay bất cứ ứng dụng nào yêu cầu truy cập vào kho ảnh. Trước khi tải xuống, hãy kiểm tra xem ứng dụng có đến từ nhà phát triển uy tín không và đọc kỹ các điều khoản dịch vụ và quyền riêng tư. Nếu quyết định sử dụng, bạn không nên đăng ký thông qua tài khoản mạng xã hội mà nên thay bằng email để đảm bảo quyền riêng tư.
Trong một thế giới nơi thông tin cá nhân là “tài sản” như hiện nay, bạn cần đề cao cảnh giác, đặc biệt là trong việc sử dụng các ứng dụng di động. Khi hình ảnh và thông tin cá nhân của bạn được bên thứ ba thu thập và thậm chí là chia sẻ cho những bên khác, không gì có thể đảm bảo rằng chúng được bảo vệ an toàn tuyệt đối. Chính vì vậy, hãy cân nhắc kỹ trước khi sử dụng để hạn chế tối đa rắc rối không đáng có.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng
Bên cạnh những nâng cấp về phần cứng, Galaxy S25 Ultra được Samsung chú trọng vào các tính năng Galaxy AI mới.
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra