Vì sao nhà sản xuất chip lớp nhất thế giới lại đầu tư hàng tỷ USD vào Mỹ khi chi phí sản xuất ở đây đắt đỏ hơn nhiều?
Đầu tháng này, tập đoàn TSMC của Đài Loan (Trung Quốc) vừa công bố sẽ tăng gấp 3 lần khoản đầu tư vào bang Arizona của Mỹ.
- Samsung chưa thể thu hẹp khoảng cách với TSMC trên thị trường chip nhớ
- Các công ty sản xuất chip tính kế rời khỏi Trung Quốc để tránh rủi ro: Việt Nam là 1 trong 2 điểm đến sáng giá nhất
- Đột phá trong chế tạo chip ánh sáng, có khả năng tính toán nhanh gấp hàng triệu lần máy tính thông thường
- Bloomberg: Nhật Bản, Hà Lan về phe với Mỹ trong "cuộc chiến chip", tham vọng của Trung Quốc đứng trước nguy cơ bị vùi dập
Hôm 6/12, Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. (Tập đoàn Sản xuất Chất Bán dẫn Đài Loan - TSMC), vừa công bố sẽ tăng gấp 3 lần khoản đầu tư vào bang Arizona của Mỹ. Theo kế hoạch, khoản đầu tư của TSMC sẽ tăng lên đến 40 tỉ USD từ mức 12 tỉ USD công bố trước đó.
TSMC đầu tư thêm 28 tỉ USD để xây dựng nhà máy thứ 2 tại Arizona, và nhà máy này sẽ bắt đầu sản xuất chip xử lý 3 nm tiên tiến nhất của tập đoàn vào năm 2026. Dự kiến nhà máy thứ nhất của TSMC tại sẽ đi vào hoạt động trong năm 2024.
Theo TSMC, đây sẽ là khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của tập đoàn này tại Mỹ. Đây là thông tin đặc biệt đáng chú ý vì TSMC là nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, Business cho biết người sáng lập TSMC, ông Morris Chang, từng hoài nghi về việc sản xuất chip ở Mỹ và nói rằng đây là khoản đầu tư "thiếu khôn ngoan" đối với cả tập đoàn này và Mỹ.
Tháng 4 năm nay, ông Chang từng bình luận với Viện Brookings rằng việc Mỹ thúc đẩy sản xuất chip trong nước sẽ là "một hành động lãng phí và tốn kém vô ích" vì Mỹ "thiếu nhân tài sản xuất". Ông cũng lập luận rằng "việc sản xuất chip tại Mỹ đắt hơn 50% so với ở Đài Loan (Trung Quốc)."
Mỹ đã thực hiện những nỗ lực để gia tăng sản xuất chip trong nước vì họ phụ thuộc vào các nhà máy của TSMC ở đảo Đài Loan (Trung Quốc) để sản xuất các mặt hàng như ô tô, máy tính để bàn, điện thoại iPhone và máy giặt. Nếu có vấn đề gì xảy ra khiến việc sản xuất chip tại Đài Loan bị đình trệ, thì thiệt hại kinh tế của Mỹ có thể lên đến hàng ngàn tỉ USD.
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn còn nhiều hoài nghi về việc liệu các nhà máy ở Arizona có thể giúp Mỹ giảm đáng kể sự phụ thuộc vào Đài Loan hay không, và những bình luận của ông Chang cho thấy khoản đầu tư của TSMC có thể sẽ đối mặt với nhiều thách thức hơn nữa.
Bất chấp những thách thức, đây có thể là những lý do khiến TSMC quyết định đầu tư vào Mỹ
Bất chấp những trở ngại trong kinh doanh, có một số lý do khiến TSMC không chỉ xây 1 - mà đến 2 nhà máy ở Arizona, theo Business Insider.
Thứ nhất, chi phí sản xuất chip ở Mỹ có thể không đắt hơn đến 50% như lập luận của ông Chang.
Ông Dylan Patel, nhà phân tích của công ty tư vấn và nghiên cứu chất bán dẫn SemiAnalysis, cho biết: "Chi phí [sản xuất chip tại Mỹ] có thể sẽ chỉ đắt hơn từ 15 đến 20%. Mỹ sẽ cung cấp các khoản hỗ trợ, do đó mức chênh lệch chi phí sẽ không thực sự quá lớn".
Theo đó, các nhà máy của TSMC sẽ được chính phủ Mỹ trợ cấp một phần thông qua Đạo luật Khoa học và CHIPS - một đạo luật vừa được chính phủ Mỹ thông qua vào tháng 8 năm nay, cung cấp 52 tỉ USD để thúc đẩy việc sản xuất chip bán dẫn trong nước.
Và kể cả khi chi phí sản xuất tại Mỹ đắt hơn, thì ông Patel cho biết khách hàng của TSMC vẫn sẽ "vui vẻ chấp nhận trả thêm một chút tiền" để đảm bảo sự đa dạng của chuỗi cung ứng, một điều mà nhiều công ty đang tập trung hướng đến do những thách thức của chuỗi cung ứng trong vài năm qua.
Những "khách hàng" kể trên bao gồm Apple, khách hàng lớn nhất của TSMC và chiếm 26% doanh thu của họ vào năm ngoái. Giám đốc điều hành Apple Tim Cook đã khẳng định rằng Apple sẽ là khách hàng lớn nhất của các nhà máy của TSMC tại Mỹ khi chúng đi vào hoạt động.
Ông Martijn Rasser, cựu sĩ quan CIA, hiện là chuyên gia công nghệ và an ninh tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ, bình luận: "Ban lãnh đạo TSMC nhận thấy lợi ích khi có sự đa dạng về địa lý trong các hoạt động của mình, đặc biệt khi tập đoàn này được chính phủ của các nền kinh tế hàng đầu thế giới săn đón".
Đặc biệt, theo Business Insider, sự ủng hộ của Mỹ được đánh giá là có vai trò quan trọng trong bối cảnh căng thẳng eo biển Đài Loan leo thang, khiến ngành sản xuất chip của đảo này cũng bị ảnh hưởng./.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng